KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG

Ngày đăng: 26/05, 16:07

KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG

Thực hiện chủ chương  của sở Y tế, trung tâm y tế Đak Đoa đã triển khai thực hiện hưởng ứng ngày Quốc tế điều dưỡng . Khoa YHCT và PHCN  đã hưởng ứng rất sôi nổi. Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện, song do hiểu rõ chủ trương, thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 tháng 5 … Đây là dịp để các điều dưỡng phát huy năng lực của ngành y tế ghi nhận và biểu dương những đóng thầm lặng nhưng hết sức to lớn của đội ngũ điều dưỡng trong cả nước cũng như của khoa phòng, đồng thời động viên người điều dưỡng yêu và có trách nhiệm hơn với ngành, nghề. Nhân dịp này, đội ngũ điều dưỡng cũng hiểu rõ hơn lịch sử phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ để hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
 
Ngày thành lập điều dưỡng quốc tế và thế giới
 
 Năm 1860, Florence mở ra Florence Nightingale Nurses. Trường y tá đầu tiên ở Luân Đôn. Sự kiện này là tiền đề cho sự thành lập của rất nhiều trường học sau đó. Điều này giúp cho y tá có nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế. Đồng thời tạo điều kiện cho ngành y tá phát triển rực rỡ tại châu Âu.
 
Trường điều dưỡng Nightingale đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng ở Anh và nhiều nước trên thế giới. Để ghi nhớ công lao của bà Florence, hội điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà 12-5 làm ngày điều dưỡng quốc tế và thế giới.


Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới

Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới
 
Cây đèn chính là biểu tượng của ngành điều dưỡng thế giới. Ý nghĩa của biểu tượng này cũng xuất phát từ câu chuyện về Florence Nightingale.Florence làm việc nhiều giờ, bao gồm cả ban đêm. Vì vậy bà luôn mang theo một chiếc đèn để bà có thể săn sóc và thăm nom những người lính. Từ đó, ngọn đèn được sử dụng như là sự tôn kính dành cho bà. Đồng thời biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng của tất cả những người trong ngành điều dưỡng trên toàn thế giới.
 
  Hình ảnh điều dưỡng đẹp
 
Vẫn là hình ảnh bà Florence Nightingale cầm đèn dầu đi chăm sóc bệnh nhân. Hình ảnh thể hiện sự tận tụy, cố gắng hết mình chăm sóc bệnh nhân của bà.

 
Hình ảnh điều dưỡng đẹp của bà Florence Nightingale
 
Lịch sử hình thành ngành điều dưỡng Việt Nam:
 
Linh mục Vachet người Pháp và Coffler người Bồ Đào Nha được xem là 2 người đầu tiên đặt nền móng Y học và điều dưỡng phương Tây tại Việt Nam. Cuối thế kỉ XV, cùng với các đoàn giáo sĩ Việt Nam, 2 người đến Việt nam truyền đạo và chữa bệnh. Thậm chí một số người được vào cung để chữa bệnh cho Vua và quan lớn trong triều.
 
Với sự xuất hiện của các linh mục, những trại chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và trẻ mồ côi được xây dựng. Các cơ sở này xem việc chăm sóc con người mang tính tự nguyện và nhân đạo.
 
Vào thời Pháp thuộc, rất nhiều bệnh viện đã được xây dựng. Đến năm 1900 những ai muốn học việc tai bệnh viên có thể đăng ký. Tuy nhiên chương trình đào tạo lúc này còn sơ khai. Không có giáo trình bài bản mà chủ yếu là cầm tay chỉ việc.
 
Từ cách đây nhiều thế kỷ, các danh y thời cổ đã tìm tòi, đúc kết ra cách thức chữa bệnh không sử dụng thuốc, đó là châm cứu. Ngày nay, phương pháp châm cứu vẫn giữ nguyên hiểu rõ hơn về châm cứu và những công dụng kỳ diệu của phương pháp nàygiá trị và được nhiều nghiên cứu chứng minh những tác dụng tuyệt vời trong điều trị những căn bệnh phức tạp. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
 

 
Châm cứu là gì? Cơ chế tác dụng của châm cứu
 
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT Trung ương, nay là Trưởng khoa Châm cứu – Trị liệu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Châm cứu là phương pháp trị liệu của Đông y dùng để điều trị nhiều căn bệnh. Nhắc đến châm cứu nhiều người thường nghĩ là một phương pháp, nhưng thực thế châm và cứu là hai phương pháp khác nhau nhưng thường được kết hợp trong cùng một lần trị liệu.
 
Châm là dùng loại kim đặc biệt có độ dài ngắn, kích thước khác nhau để châm vào các huyệt vị trên cơ thể.
 
Khi kim được châm vào cơ thể, tùy vào loại bệnh cần điều trị và ý đồ của người thầy thuốc mà có thể sử dụng các kỹ thuật nhất định để đạt được mục đích đả thông kinh mạch, khí huyết, trừ khử bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
 
Cứu là sử dụng lá ngải khô chế thành ngải nhung, rồi từ đó tạo thành điếu ngải để đốt rồi hơ hoặc đạt trực tiếp lên những vị trí nhất định trên cơ thể, qua đó tạo ra kích thích bằng nhiệt độ nóng lên huyệt vị nhằm đạt được mục đích chữa bệnh của người thầy thuốc.
 
Châm cứu là phương pháp trị liệu cổ truyền của Y học phương Đông.Mặc dù cách thức thực hiện hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên châm và cứu đều sử dụng những huyệt vị giống nhau. Vì thế chúng thường được áp dụng kết hợp để tăng hiệu quả, Đông y gọi chung là phép châm cứu.

Quá trình châm cứu sẽ tạo ra cơ chế phản xạ phức tạp trong cơ thể, từ đó đạt được hiệu quả điều trị.
 
+ Phản ứng tại chỗ: Khi châm cứu vào một huyệt đạo bất kỳ sẽ tạo ra một cung phản xạ mới làm ức chế phản xạ do bệnh lý gây ra. Từ đó làm giảm triệu chứng bệnh, giảm đau nhức cho bệnh nhân.
 
+ Phản ứng tiết đoạn: Khi một cơ quan nội tạng bất kỳ trên cơ thể có tổn thương do bệnh lý gây ra sẽ tạo ra những thay đổi về cảm giác trên da tại vị trí tiết đoạn của cơ quan đó. Việc châm cứu vào huyệt đạo sẽ giúp điều chỉnh những phản ứng do bệnh lý gây ra tại chính tiết đoạn đó.
 
+ Phản ứng toàn thân: Châm cứu còn tạo ra phản xạ toàn thân như những thay đổi về hoạt động nội tiết, thể dịch, làm tăng bạch cầu, tăng kháng thể… Để tạo ra phản ứng toàn thân, khi trị liệu, bác sĩ không chỉ châm cứu và những huyệt đạo gần vị trí bị bệnh, mà còn châm cứu cả những huyệt đạo xa như huyệt Hợp cốc, Nhân trung…
 

 
 
Châm cứu có tốt không? Châm cứu chữa được những bệnh gì?
 
Theo Y học cổ truyền phương Đông, trong cơ thể con người có hệ thống các kinh mạch phức tạp chạy khắp cơ thể giúp lưu thông năng lượng. Trên các kinh mạch này chứa các huyệt đạo có tác động trực tiếp tới các cơ quan nội tạng và hoạt động chức năng của cơ thể. Vì thế, khi tác động đúng cách vào các huyệt đạo sẽ giúp điều trị hiệu quả một số căn bệnh.
 
+ Châm cứu chữa bệnh xương khớp: Hiện nay, phần lớn bệnh nhân tìm đến châm cứu để chữa các căn bệnh đau xương khớp như đau lưng, đau khớp gối, đau vai, đau cổ… Châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, tương tự như các loại thuốc giảm đau trong Tây y, nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn hẳn. Đặc biệt, phương pháp châm cứu còn giúp tạo ra những tác động đến toàn cơ thể, nâng cao thể trạng, sức đề kháng do đó duy trì hiệu quả lâu bền hơn và hạn chế tái phát cơn đau trở lại.
 
+ Châm cứu chữa vô sinh: Liệu pháp châm cứu giúp mang lại sự cân bằng cho cơ thể, cải thiện chức năng sinh lý cho cả nam và nữ, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh vô sinh.
 
+ Các bệnh về tiêu hóa: Châm cứu cho hiệu quả cao trong việc làm giảm các chứng ợ nóng, táo bón, trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị tốt bệnh viêm loét đại tràng.
 
+ Rối loạn cảm xúc: Liệu pháp châm cứu giúp hỗ trợ điều trị tốt chứng trầm cảm, làm giảm căng thẳng, lo âu…
 
+ Giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ: Nhờ tác dụng cải thiện lưu thông máu và tuần hoàn máu nên châm cứu rất hữu hiệu trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sau tai biến.
 
+ Chữa rối loạn giấc ngủ: Châm cứu cho hiệu quả cao và lâu bền hơn hẳn so với nhiều loại thuốc trong việc cải thiện giấc ngủ, chữa mất ngủ cho bệnh nhân.
 
Châm cứu giúp chữa hiệu quả nhiều căn bệnh
 
Châm cứu có nhiều trường phái, trong đó phổ biến nhất là các trường phái:
 
· Thể châm
· Nhĩ châm
· Túc châm
· Diện châm
· Trường châm
· Châm cứu điện
· Châm cứu cấy chỉ…

Về vấn đề châm cứu có tốt không, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ: “Châm cứu là liệu pháp tìm lại sự cân bằng, điều hòa âm dương cho cơ thể. Bởi khi cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật. Châm cứu sử dụng kim châm, lá ngải để tác động lên các huyệt vị mà không dùng dược chất đưa vào cơ thể nên có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ và cho hiệu quả lâu bền. Tuy nhiên, châm cứu chỉ thực sự hiệu quả khi được thực hiện bởi các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn cao, kỹ thuật vững vàng. Nếu châm cứu ở những cơ sở kém uy tín có thể dẫn tới tình trạng châm không đúng huyệt đạo, gây ra những tai biến nghiêm trọng.”
 
Những câu hỏi thường gặp về châm cứu
 
Châm cứu có đau không?
 
Đây là câu hỏi rất phổ biến mà bất cứ bệnh nhân nào chưa từng châm cứu cũng thắc mắc. Thực tế, việc châm cứu nếu được thực hiện bài bản đúng quy trình và kỹ thuật không hề gây đau đớn cho bệnh nhân. Khi kim châm vào huyệt đạo bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi tê nhức nhẹ, sau đó là cảm giác dễ chịu, khoan khoái sau khi rút kim.
 
Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ châm cứu hiệu quả nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc hoặc đăng kí khám để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
 
Sự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là một nhiệm vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, từ y sĩ, điều dưỡng khoa và các phòng chức năng khác… phải cùng chung tay góp sức để tạo nên một sức mạnh để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Vậy xin gửi đến những lời cảm ơn chân thành và sự tri ân đến những người điều dưỡng thầm lặng!
Khoa Đông Y